Điểm tin trong ngày
  • Màn chào hỏi của công đoàn sở nội vụ Tỉnh Sơn La
  • Dấu ấn tình nguyện hè xanh
Trang đầu « 1 » Trang cuối 
Những nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
Lượt xem: 79
Thực hiện Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2024 của UBND tỉnh về việc tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024. Để kịp thời phổ biến các văn bản, chính sách mới ban hành năm 2023 và 2024, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong thực hiện các quyền dân sự, chính trị. Sở Nội vụ giới thiệu những nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị với nội dung sau:

Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR) là một công ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ ngày 23/3/1976. Công ước là một phần của hệ thống Luật Nhân quyền quốc tế, cùng với Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được đặt dưới sự giám sát riêng của Ủy ban Nhân quyền, độc lập với Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

ICCPR điều chỉnh những quyền cơ bản của con người thuộc phạm trù các quyền dân sự, chính trị. Các bên tham gia ký kết sẽ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân, bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do hội họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng và theo đúng trình tự pháp luật... ICCPR gồm 6 phần, 53 điều với những nội dung cơ bản sau đây:

- Lời nói đầu gồm 5 đoạn.

- Phần I gồm Điều 1 về quyền tự quyết.

- Phần II, từ Điều 2 đến Điều 5, quy định về nguyên tắc bình đẳng, tạm đình chỉ các quyền trong tình trạng khẩn cấp và không được lạm dụng các quy định của Công ước.

- Phần III, từ Điều 6 đến Điều 27, quy định về các nội dung của các quyền dân sự (quyền sống, quyền không bị tra tấn, quyền không bị bắt làm nô lệ… ); các quyền chính trị (quyền hội họp, quyền lập hội, quyền tham gia đời sống chính trị) và một số quyền của trẻ em, quyền của người thiểu số. Đây là phần chứa đựng những nội dung quan trọng nhất, trong đó bao gồm các quy định về nội hàm của các quyền dân sự và chính trị.

- Phần IV, từ Điều 28 đến Điều 45, quy định về thành lập, cơ cấu, tổ chức và hoạt động của HRC - cơ quan có nhiệm vụ giám sát việc thi hành Công ước.

- Phần V, gồm Điều 46 và Điều 47, quy định về việc giải thích Công ước không được làm phương hại đến các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc và quyền của các dân tộc trong việc quyết định về tài nguyên của mình.

- Phần VI, từ Điều 48 đến Điều 53, quy định về việc ký kết, gia nhập, phê chuẩn, sửa đổi và hiệu lực của Công ước.

Tải về

Tác giả: Chu Thị Luyến-Thanh tra Sở Nội vụ

 

image advertisement











 Bản quyền thuộc Sở Nội vụ tỉnh Sơn La.

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 9 tầng - Khu Trụ sở HĐND - UBND - UBMTTQVN tỉnh và một số Sở, ban, ngành của tỉnh. Phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lương Thị Như Hoa - Giám đốc Sở


ĐT: Văn phòng sở (0212).3752.630 - Phòng CCHC (0212).3751.890 FAX: (0212).3855.743 
E-mail: snv@sonla.gov.vn - Website:http://sonoivu.sonla.gov.vn
Được thiết lập theo Giấy phép hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp số: 06/GP-TTĐT ngày 19/6/2019 của Sở Thông tin và Truyền thông.
 Chung nhan Tin Nhiem Mang