Điểm tin trong ngày
  • Màn chào hỏi của công đoàn sở nội vụ Tỉnh Sơn La
  • Dấu ấn tình nguyện hè xanh
Trang đầu « 1 » Trang cuối 
Tuyên truyền về Luật Tiếp công dân
Lượt xem: 1816
Qua thời gian thực hiện Luật Tiếp công dân cho thấy việc tiếp công dân là công tác quan trọng trong các hoạt động các cơ quan, tổ chức. Thông qua việc tiếp công dân các cơ quan, tổ chức tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. 

Làm tốt công tác tiếp công dân là thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Mặt khác, thông qua công tác tiếp công dân giúp cho các cơ quan, tổ chức tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, từ đó giải quyết kịp thời hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết đúng đắn, hợp lòng dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác này, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, văn bản quy phạm pháp luật về tiếp công dân để các cơ quan, tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác này. Giúp cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nâng cao hiểu biết pháp luật về tiếp công dân; từng bước nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác tiếp công dân cho cán bộ cơ sở. Đối với nhân dân nâng cao hiểu biết pháp luật, thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh góp phần hạn chế tỷ lệ khiếu nại, tố cáo sai, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Trên cơ sở đó, Sở Nội vụ tiếp tục phổ biến, tuyên truyền Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 ngày 25/11/2013 đã được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 17/2013/L-CTN ngày 06/12/2013. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 gồm 9 chương, 36 điều. Luật đã quy định về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân. Cụ thể:

Chương I: Được quy định từ Điều 1 đến Điều 6. Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; nguyên tắc tiếp công dân; trách nhiệm tiếp công dân; quản lý công tác tiếp công dân; các hành vi bị nghiêm cấm.

Tại Chương này, Sở Nội vụ nhấn mạnh về việc: “Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật, đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật” (nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 3, Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ); tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất. Về nguyên tắc tiếp công dân: (1) Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị. (2) Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân (nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 18, Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ). (3) Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

Chương II: Được quy định từ Điều 7 đến Điều 9. Chương này quy định về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của người tiếp công dân.

Chương III: Được quy định từ Điều 10 đến Điều 15. Chương này quy định về: “Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương, Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; việc tiếp công dân cấp xã”. Nội dung Chương này được hướng dẫn bởi các Điều 6, 7, 8, 9, 11, 12, 13, 14, 15 tại Nghị định 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

Chương IV: Được quy định từ Điều 16 đến Điều 19. Chương này quy định về việc: “Tiếp công dân tại cơ quan hành chính nhà nước; tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân”. Chương này được hướng dẫn bởi các Điều 3, 4, 5, 10 tại Nghị định 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ và các Điều 32, 33, Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ.

Chương V: Được quy định từ Điều 20 đến Điều 23. Chương này quy định về việc: “Tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Đồng thời Chương này được hướng dẫn bởi Nghị quyết 759/2014/UBTVQH13.

Chương VI: Được quy định từ Điều 24 đến Điều 28. Chương này quy định về hoạt động tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. Trong đó quy định về công bố thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân (tại Điều này Lịch tiếp công dân được hướng dẫn bởi điểm đ, khoản 1, Điều 12, Nghị định 64/2014/NĐ-CP); tiếp và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (tại Điều này việc xác định nhân thân của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được hướng dẫn bởi Mục 1, Chương II, Điều 17 và Điều 28 Thông tư số 06/2014/TT-TTCP, việc nghe, ghi chép nội dung được hướng dẫn bởi Mục 2, Chương II, Mục 2 Chương III, Điều 29, Điều 30, Thông tư số 06/2014/TT-TTCP); phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết (Điều này được hướng dẫn bởi Mục 3, Chương II, Mục 3, Chương III và Điều 31, Thông tư số 06/2014/TT-TTCP); trách nhiệm thông báo cho Ban tiếp công dân, người tiếp công dân về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được chuyển đến; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Chương VII: Được quy định từ Điều 29 đến Điều 32. Chương này quy định về: “Trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung”. Trong đó, quy định về: Cử người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; Tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân; Trách nhiệm phối hợp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (Điều này được hướng dẫn bởi Điều 17, Nghị định 64/2014/NĐ-CP); Trách nhiệm của Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Chương VIII: Được quy định từ Điều 33 đến Điều 34. Chương này quy định về: “Điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân và tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân”. Chương này được hướng dẫn bởi khoản 2, Điều 12; Điều 18 đến Điều 22, Nghị định 64/2014/NĐ-CP.

Chương IX: "Điều khoản thi hành", gồm 2 điều, Điều 35 quy định về hiệu lực thi hành và Điều 36 quy định về hướng dẫn thi hành Luật tiếp công dân. 

Tác giả: Chu Thị Luyến, Thanh tra Sở Nội vụ

 

image advertisement











 Bản quyền thuộc Sở Nội vụ tỉnh Sơn La.

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 9 tầng - Khu Trụ sở HĐND - UBND - UBMTTQVN tỉnh và một số Sở, ban, ngành của tỉnh. Phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lương Thị Như Hoa - Giám đốc Sở


ĐT: Văn phòng sở (0212).3752.630 - Phòng CCHC (0212).3751.890 FAX: (0212).3855.743 
E-mail: snv@sonla.gov.vn - Website:http://sonoivu.sonla.gov.vn
Được thiết lập theo Giấy phép hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp số: 06/GP-TTĐT ngày 19/6/2019 của Sở Thông tin và Truyền thông.
 Chung nhan Tin Nhiem Mang