Điểm tin trong ngày
  • Màn chào hỏi của công đoàn sở nội vụ Tỉnh Sơn La
  • Dấu ấn tình nguyện hè xanh
Trang đầu « 1 » Trang cuối 
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài liệu điện tử tại Pháp”
Lượt xem: 1768
Ngày 28 tháng 8 năm 2019, tại Hội trường Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài liệu điện tử tại Pháp”. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cùng với đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương, Sở Nội vụ, Cục Văn thư, lưu trữ các tỉnh, thành phố. Tại Hội thảo, đại biểu tham dự đã được nghe Bà mélanie rebours chuyên gia lưu trữ điện tử của Cộng hòa Pháp trao đổi những kinh nghiệm trong quản lý tài liệu điện tử ở pháp, với các nội dung cụ thể như: 

1. Trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan công quyền ở pháp diễn ra như thế nào? Quy định chung về bảo mật dữ liệu (rgpd) – những ngoại lệ trong lưu trữ. Khung pháp lý để xây dựng niềm tin vào các giao dịch giữa chính quyền và với công dân. 


(Ảnh Bà Mélanie Rebours Chuyên gia lưu trữ điện tử của Cộng hòa Pháp)

2. Chia sẻ về chữ ký số và giá trị pháp lý của chữ ký số

Kể từ khi luật số 2000-2030 ngày 13/3/2000 điều chỉnh luật bằng chứng công nghệ thông tin và liên quan đến chữ ký điện tử, tài liệu điện tử ở pháp có giá trị pháp lý tương tự như một bản viết tay”. Chữ ký số chính thức được công nhận ở châu âu kể từ 01/7/2016 khi các quy định về eidas (nhận dạng điện tử và dịch vụ bảo mật) ngày 23/7/2014 có hiệu lực vào ngày này. Chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay.

Chữ ký số có giá trị pháp lý trong liên minh châu âu, eidas. Mỗi quốc gia thành viên có trách nhiệm phải cung cấp một danh sách các cơ quan cung cấp đáng tin cậy (cơ quan chứng nhận, cơ quan chứng nhận thời gian) và Ủy ban châu Âu công bố danh sách các cơ quan quốc gia về bảo mật này.

          3. Trao đổi về tổ chức lưu trữ ở Pháp     

 - Làm việc với sự chuẩn bị ngay từ nguồn nộp lưu, sự nhạy cảm của nguồn sản sinh tài liệu…

+ Nhưng GED ít khi quản lý dữ liệu nguồn và văn thư

- Sự khác nhau về hệ thống văn thư/lưu trữ Anh Mỹ

+ Việc nộp tài liệu vào các cơ quan lưu trữ rất sớm (đôi khi trước cả khi thời hạn hết hạn hành chính của tài liệu), nhất là ở các lưu trữ quốc gia (thông qua các bộ phận lưu trữ ở các cơ quan)

+ Chỉnh lý và loại bỏ trong cơ quan lưu trữ.

- Những yêu cầu cần thiết để lưu trữ

+ Tuân thủ các quy định nghề nghiệp (theo luật định…)

+ GED (Quản lý điện tử tài liệu)

+ Dữ liệu hành chính, thư tín

+ Các nguồn tài liệu lưu trữ cực kỳ quan trọng như: tài liệu của chính phủ, thư tín ngoại giao, hộ tịch

- Nộp song song tài liệu giấy/tài liệu điện tử

- Chia sẻ nội dung quản lý hệ thống lưu trữ điện tử trong lưu trữ lịch sử


Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo các đại biểu tham dự hội nghị đã trao đổi và đặt ra những vướng mắc mà Việt Nam đang gặp phải về lưu trữ điện tử, qua đó được các chuyên gia Lưu trữ của Pháp trao đổi, giải đáp nhiệt tình, thân thiện./.

Tác giả: Lò Việt Dũng - Trung tâm Lưu trữ lịch sử

 

image advertisement











 Bản quyền thuộc Sở Nội vụ tỉnh Sơn La.

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 9 tầng - Khu Trụ sở HĐND - UBND - UBMTTQVN tỉnh và một số Sở, ban, ngành của tỉnh. Phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lương Thị Như Hoa - Giám đốc Sở


ĐT: Văn phòng sở (0212).3752.630 - Phòng CCHC (0212).3751.890 FAX: (0212).3855.743 
E-mail: snv@sonla.gov.vn - Website:http://sonoivu.sonla.gov.vn
Được thiết lập theo Giấy phép hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp số: 06/GP-TTĐT ngày 19/6/2019 của Sở Thông tin và Truyền thông.
 Chung nhan Tin Nhiem Mang