Điểm tin trong ngày
  • Màn chào hỏi của công đoàn sở nội vụ Tỉnh Sơn La
  • Dấu ấn tình nguyện hè xanh
Trang đầu « 1 » Trang cuối 
Hướng dẫn tra cứu, sử dụng Bộ pháp điển
Lượt xem: 793
 Ngày 08/5/2023, Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 1758/BTP-KTrVB về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về công tác pháp điển hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Theo đó, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo một số nội dung:

          Thực hiện phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển, kết quả pháp điển đến công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị trực thuộc, qua đó, từng bước thay đổi thối quen từ khai thác, sử dụng văn bản QPPL riêng lẻ sang khai thác, sử dụng Bộ pháp điển và phát huy hiệu quả của Bộ pháp điển như là một trong những công cụ hữu hiệu, hỗ trợ giải quyết công việc thường ngày.

          Tích hợp Bộ pháp điển (https://phapdien.moj.gov.vn) trên Cổng thông tin điện tử của địa phương và Trang thông tin điện tử của các đơn vị trực thuộc và đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng Bộ pháp điển trong quá trình giải quyết công việc tại các cơ quan, đơn vị. Cụ thể:

          1. Bộ pháp điển

          Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật quy định: “ Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển” (có khoảng hơn 10.000 văn bản quy phạm pháp luật sử dụng để pháp điển).

Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng Bộ pháp điển miễn phí.  Bộ pháp điển gồm 45 chủ đề. Mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục (có 271 đề mục thuộc 45 chủ đề). Trong mỗi đề mục có các Phần, Chương, Mục, Tiểu mục, Điều và nội dung của các Điều. Cụ thể:

          - Chủ đề: Bộ pháp điển gồm 45 chủ đề được sắp xếp theo trật tự alfabet trong đó chứa đựng các QPPL điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất định được xác định theo lĩnh vực.

          - Đề mục: đề mục là bộ phận cấu thành chủ đề, trong đó chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định.

          - Cấu trúc đề mục (Phần, Chương, Mục, Tiểu mục, Điều): cấu trúc của đề mục cơ bản dựa trên cấu trúc của văn bản có giá trị pháp lý cao nhất pháp điển vào đề mục đó.

          - Cách sắp xếp các điều trong đề mục: điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành hoặc điều có nội dung liên quan gần nhất, theo thứ tự thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp hoặc theo thứ tự về thời gian ban hành đối với các văn bản cùng thứ bậc hiệu lực.   

anh tin bai

2. Cách thức tra cứu, sử dụng Bộ pháp điển điện tử

          Cấu trúc của Bộ pháp điển được thiết kế theo hình cây từ chủ đề đến đề mục, phần, chương, mục, tiểu mục, điều. Do đó, màn hình hiển thị Bộ pháp điển điện tử đầu tiên gồm 45 chủ đề. Người dùng click chuột vào tên chủ đề mà mình muốn tìm kiếm thì màn hình xuất hiện tên các đề mục thuộc chủ đề đó. Người dùng tiếp tục click chuột vào tên đề mục thì màn hình hiện lên cấu trúc của đề mục theo thứ tự: phần, chương, mục, tiểu mục, điều. Bên phải mỗi cấu trúc đề mục, phần, chương, mục, tiểu mục, điều đều có cụm từ “xem chi tiết”. Người dùng click chuột vào cụm từ “xem chi tiết” để mở ra nội dung phần cấu trúc mà mình muốn xem (có thể xem nội dung của cả 1 đề mục hoặc 1 phần, chương, mục, tiểu mục, điều cụ thể).

          - Để xem điều của Bộ pháp điển là Điều nào cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật nào hoặc nội dung của điều có sự thay đổi gì không: Ngay dưới số và tên điều trong Bộ pháp điển là Phần ghi chú của điều. Theo đó, phần ghi chú được đặt trong ngoặc đơn, chữ nhỏ hơn và in nghiêng đặt ngay sau số và tên điều; ghi cụ thể là điều số mấy của văn bản nào, hoặc ghi sự biến động trong nội dung của điều (điều có nội dung được sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ). Phần ghi chú được gán link đến điều tương ứng của văn bản sử dụng để pháp điển trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

          - Để xem các điều có nội dung liên quan đến nhau trong Bộ pháp điển: Các điều có nội dung liên quan đến nhau được sắp xếp gần nhau theo trật tự giá trị pháp lý từ cao xuống thấp. Trường hợp các điều được pháp điển từ các văn bản có giá trị pháp lý bằng nhau thì được sắp xếp theo trật tự thời gian ban hành. Trong một số trường hợp, các điều có nội dung liên quan đến nhau không sắp xếp gần nhau thì được chỉ dẫn là có liên quan đến nhau. Phần chỉ dẫn được đặt trong ngoặc đơn, chữ nhỏ hơn và in nghiêng sau nội dung của điều hoặc sau tên của phần, chương, mục, tiểu mục trong đề mục. Phần này chú thích về các nội dung liên quan đến nhau trong Bộ pháp điển. Các điều hoặc phần, chương, mục, tiểu mục được chỉ dẫn có gán link đến phần nội dung của các điều hoặc phần, chương, mục, tiểu mục đó trong Bộ pháp điển.

          - Các tính năng hỗ trợ tra cứu, tìm kiếm khác:

          + Tính năng xem theo chủ đề: Tính năng này giúp người sử dụng tra cứu, tìm kiếm các quy định cần tìm thuộc nội dung của Chủ đề nào trong số 45 chủ đề của Bộ pháp điển.

          + Tính năng xem theo đề mục: Tính năng này giúp người sử dụng tra cứu, tìm kiếm nhóm quan hệ xã hội trong 1 lĩnh vực cụ thể trong số 271 đề mục của Bộ pháp điển.

          + Tính năng tìm kiếm theo từ khóa: Tính năng này giúp người sử dụng tra cứu, tìm kiếm các nội dung pháp lý cần tìm trong phần cấu trúc của Bộ pháp điển.

anh tin bai


Tác giả: Hà Thị Sen – Thanh tra sở

 

image advertisement











 Bản quyền thuộc Sở Nội vụ tỉnh Sơn La.

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 9 tầng - Khu Trụ sở HĐND - UBND - UBMTTQVN tỉnh và một số Sở, ban, ngành của tỉnh. Phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lương Thị Như Hoa - Giám đốc Sở


ĐT: Văn phòng sở (0212).3752.630 - Phòng CCHC (0212).3751.890 FAX: (0212).3855.743 
E-mail: snv@sonla.gov.vn - Website:http://sonoivu.sonla.gov.vn
Được thiết lập theo Giấy phép hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp số: 06/GP-TTĐT ngày 19/6/2019 của Sở Thông tin và Truyền thông.
 Chung nhan Tin Nhiem Mang