Điểm tin trong ngày
  • Màn chào hỏi của công đoàn sở nội vụ Tỉnh Sơn La
  • Dấu ấn tình nguyện hè xanh
Trang đầu « 1 » Trang cuối 
Cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La quyết tâm, đồng thuận trong thực hiện chủ trương sắp xếp bản, tiểu khu, tổ dân phố
Lượt xem: 1111
Thôn, bản, tiểu khu, tổ dân phố (bản) không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn; nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao. Bản chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã; hoạt động của bản phải tuân thủ pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền cấp xã và sự hướng dẫn, triển khai công tác của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

Hội nghị của bản được tổ chức định kỳ mỗi năm 02 lần hoặc họp bất thường, thông qua hội nghị cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình họp bàn, biểu quyết, quyết định những nội dung hoạt động cần phải thông qua theo quy định như: Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã; tham gia bàn và quyết định các công việc của bản và của cấp xã theo quy định của pháp luật. Tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của bản nhằm bảo đảm toàn dân đoàn kết, dân chủ, công khai, minh bạch trong các hoạt động của bản; tham gia tự quản trong việc giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương, phòng chống các tệ nạn xã hội....

Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ 2020-2022 và bầu tổ trưởng tổ dân phố

Bản được hình thành gắn liền với lịch sử địa danh, văn hoá phát triển của từng vùng, từng địa phương; đã thực hiện tốt vai trò là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, tổ chức và hoạt động theo đúng quy định. Góp phần thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi tại cơ sở; góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cộng đồng dân cư trong bản có sự đồng nhất về phong tục, tập quán, tình cảm gia đình dòng họ, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc; góp phần phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hoá mới.

Các tổ chức đảng, chính quyền đoàn thể ở bản, gồm: Chi bộ đảng, chính quyền, Ban Công tác mặt trận, Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chi hội Liên hiệp Phụ nữ, Chi hội Nông dân, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Người cao tuổi và các tổ chức khác được bố trí đầy đủ theo quy định. Số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách thực hiện theo đúng Nghị quyết HĐND tỉnh.

Quang cảnh một buổi sinh hoạt của cộng đồng dân cư ở bản

Giai đoạn đoạn từ năm 2007 đến 2016: Việc thành lập, chia tách bản thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong giai đoạn này, tỉnh Sơn La đã tăng từ 3.186 bản (năm 2007) thành 3.324 bản (năm 2016) tăng 138 bản. Thời điểm này, số lượng bản lớn, nhưng quy mô không đồng đều, nhiều bản chưa đảm bảo tiêu chí về quy mô số hộ theo quy định (tỷ lệ bản đạt chuẩn đạt chuẩn đạt 8,6%; tỷ lệ bản chưa đạt chuẩn theo quy định chiếm 91,4%). Việc tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn chế; hệ thống phúc lợi công cộng tại một số bản thuộc các xã vùng sâu, vùng xa chưa đảm bảo. Xu hướng tăng dần về số lượng, chức danh và kinh phí chi trả phụ cấp cho đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở bản; hoạt động của bản một số nơi còn chưa hiệu quả.

Xuất phát từ thực trạng trên, thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/W ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Ban Thường vụ tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện chủ trương sắp xếp bản chưa đảm bảo quy mô số hộ, kết quả: Từ năm 2018 đến năm 2022, tỉnh Sơn La đã thực hiện 05 đợt sắp xếp, sáp nhập bản (Đợt 1: sáp nhập 172 bản thành 78 bản giảm 94 bản; Đợt 2: sáp nhập 532 bản thành 244 bản giảm 288 bản; Đợt 3: sáp nhập 362 bản thành 169 bản giảm 193 bản;Đợt 4: sáp nhập 432 bản thành 192 bản giảm 193 bản; Đợt 5: sáp nhập 392 bản thành 186 bản giảm 206 bản). Sau sáp nhập, tỉnh Sơn La đã giảm 1.021 bản tương ứng giảm 30,71% tổng số bản; giảm khoảng 5.105 chi hội (05 chi hội/bản); khoảng 9.189 người hoạt động không chuyên trách và người hưởng mức hỗ trợ; kinh phí tiết kiệm tương ứng khoảng 75 tỷ đồng/năm.

Hiện nay, toàn tỉnh còn 2.303 bản cụ thể: thành phố Sơn La: 139; Mộc Châu: 184; Mai Sơn: 293; Quỳnh Nhai: 103; Thuận Châu: 355; Vân Hồ: 115; Mường La: 201; Sông Mã: 331; Sốp Cộp: 101; Bắc Yên: 101; Yên Châu: 173 ; Phù Yên: 207.

Việc triển khai sắp xếp, sáp nhập bản là chủ trương lớn của Trung ương và của tỉnh, được sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, trong triển khai thực hiện còn gặp một số khó khăn như: Tại một số bản tỉ lệ cử tri đồng thuận chưa cao; một số bản có khoảng cách khá xa, giao thông đi lại khó khăn, cách trở; một số bản liền kề nhưng lại khác biệt dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lối sống...

Kết quả đạt được trong việc sắp xếp, sáp nhập bản đã khẳng định sự quyết tâm, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội nhất là cử tri ở các bản có liên quan; qua đó đã góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giúp chính quyền xã, phường, thị trấn quản lý ít đầu mối hơn; giảm số lượng người trực tiếp hưởng phụ cấp, hưởng bồi dưỡng từ ngân sách nhà nước, có điều kiện để điều chỉnh tăng mức phụ cấp, bồi dưỡng theo lộ trình. Tạo điều kiện tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, hạ tầng kinh tế - xã hội ở các bản, tiểu khu, tổ dân phố và xây dựng nông thôn mới ở các xã, phường, thị trấn./.

Tác giả: Nguyễn Thị Then, Phó Trưởng phòng XDCQ&CTTN, Sở Nội vụ.

 

image advertisement











 Bản quyền thuộc Sở Nội vụ tỉnh Sơn La.

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 9 tầng - Khu Trụ sở HĐND - UBND - UBMTTQVN tỉnh và một số Sở, ban, ngành của tỉnh. Phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lương Thị Như Hoa - Giám đốc Sở


ĐT: Văn phòng sở (0212).3752.630 - Phòng CCHC (0212).3751.890 FAX: (0212).3855.743 
E-mail: snv@sonla.gov.vn - Website:http://sonoivu.sonla.gov.vn
Được thiết lập theo Giấy phép hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp số: 06/GP-TTĐT ngày 19/6/2019 của Sở Thông tin và Truyền thông.
 Chung nhan Tin Nhiem Mang