Điểm tin trong ngày
  • Màn chào hỏi của công đoàn sở nội vụ Tỉnh Sơn La
  • Dấu ấn tình nguyện hè xanh
Trang đầu « 1 » Trang cuối 
MỘT SỐ QUY TRÌNH KIỂM TRA, GIÁM SÁT, THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG VÀ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI KỶ LUẬT ĐẢNG ĐỐI VỚI ĐẢNG VIÊN CỦA ĐẢNG ỦY CƠ SỞ, BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY CƠ SỞ
Lượt xem: 27702
Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng; phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, tránh các nguy cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa dân. 

Căn cứ Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam; Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương; Hướng dẫn số 02-HD/TW ngày 09/12/2021 của Ban Bí thư; Quyết định số 89-QĐ/TW ngày 01/12/2022 của Ban Bí thư. Trên cơ sở đó, ngày 28/3/2023 Tỉnh ủy Sơn La đã ban hành Quyết định số 615-QĐ/TU về ban hành quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng của chi bộ (Quyết định số 135-QĐ/UBKTTU ngày 04/7/2017 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy hết hiệu lực áp dụng từ ngày 28/3/2023) và Quyết định số 616-QĐ/TU về ban hành quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với đảng viên của đảng ủy cơ sở, ban thường vụ đảng ủy cơ sở để các Chi bộ trong Đảng bộ tỉnh, các tổ chức đảng và đảng viên có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện. Cụ thể:

* Quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng của chi bộ theo Quyết định số 615-QĐ/TU gồm 05 quy trình, các quy trình đều gồm 03 bước (bước chuẩn bị; bước tiến hành và bước kết thúc), cụ thể 05 quy trình như sau:

(1) Quy trình kiểm tra chấp hành chủ trương, quy định của Đảng:

- Bước chuẩn bị gồm 02 nội dung về thành lập Đoàn kiểm tra và xây dựng Quyết định, Kế hoạch kiểm tra và Đoàn kiểm tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo; lịch làm việc của Đoàn và phân công nhiệm vụ từng thành viên trong Đoàn; chuẩn bị các văn bản, tài liệu liên quan.

- Bước tiến hành gồm 05 nội dung: Họp chi bộ để Đoàn kiểm tra triển khai Quyết định, Kế hoạch kiểm tra, thống nhất lịch làm việc với đối tượng kiểm tra. Đối tượng kiểm tra báo cáo tự kiểm tra bằng văn bản và các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi đoàn kiểm tra. Đoàn kiểm tra tiến hành thẩm tra, xác minh. Tổ chức hội nghị chi bộ. Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ hoặc có ý kiến khác nhau (nếu có); hoàn chình dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra.

- Bước kết thúc gồm 03 nội dung: Đoàn kiểm tra dự thảo thông báo kết luận kiểm tra, trình Bí thư, Phó Bí thư chi bộ ký, ban hành. Đại diện chi ủy hoặc Bí thư, Phó Bí thư chi bộ giao thông báo kết luận kiểm tra đến đối tượng kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan; triển khai thực hiện quy trình, thi hành kỷ luật (nếu có). Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; kiến nghị, đề xuất với chi ủy, chi bộ (nếu có); lập, lưu trữ hồ sơ; phân công đảng viên theo dõi, đôn đốc, giám sát đối tượng kiểm tra thực hiện thông báo kết luận kiểm tra.

(2) Quy trình giám sát chuyên đề

- Bước chuẩn bị gồm 02 nội dung: Thành lập Đoàn giám sát và xây dựng Quyết đinh, Kế hoạch giám sát. Đoàn giám sát xây dựng đề cương yêu cầu đi tượng giám sát báo cáo; lịch làm việc của Đoàn và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Đoàn; chuẩn bị các văn bản, tài liệu liên quan.

- Bước tiến hành gồm 05 nội dung: Họp chi bộ để Đoàn giám sát triển khai quyết định, kế hoạch giám sát, thống nhất lịch làm việc vi đối tượng được giám sát. Yêu cầu đi tượng giám sát chuẩn bị báo cáo theo đề cương, cung cấp các hồ sơ, tài liệu; các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện. Đối tượng giám sát báo cáo bằng văn bản và các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi Đoàn giám sát. Đoàn giám sát nghiên cứu báo cáo, hồ sơ, tài liệu nhận được; trường hp cần thiết thì làm việc với đối tượng giám sát và các tổ chức, cá nhân liên quan để thẩm tra, xác minh những nội dung cần làm rõ. Tổ chức hội nghị chi bộ. Đoàn giám sát tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ hoặc có ý kiến khác nhau (nếu có); hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kết quả giám sát.

- Bước kết thúc gồm 03 nội dung: Đoàn giám sát dự thảo thông báo kết luận giám sát, trình Bí thư, PBí thư chi bộ ký, ban hành. Đại diện chi ủy hoặc Bí thư, PBí thư chi bộ giao thông báo kết luận giám sát đến đối tượng giám sát và các tổ chức, cá nhân liên quan. Đoàn giám sát họp rút kinh nghim; kiến nghị, đề xuất với chi ủy, chi bộ (nêu có); lập và lưu trữ hồ sơ; phân công đảng viên theo dõi, đôn đc đi tượng giám sát thực hiện thông báo kết luận giám sát.

(3) Quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

- Bước chuẩn bị gồm 02 nội dung: Thành lập Đoàn kiểm tra và xây dựng quyết định, kế hoạch kiểm tra. Đoàn kiểm tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo; lịch làm việc của đoàn và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong; chuẩn bị các tài liệu có liên quan.

- Bước tiến hành gồm 05 nội dung: Họp chi bộ để Đoàn kiểm tra triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra, thống nhất lịch làm việc với đối tượng kiểm tra. Yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo theo đề cương gợi ý, cung cấp hồ sơ, tài liệu; các t chức, cá nhân có liên quan phối hp thực hiện. Đối tượng kiểm tra báo cáo bằng văn bn và các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi Đoàn kiểm tra. Đoàn kiểm tra tiến hành thẩm tra, xác minh. Tổ chức hội nghị chi bộ (Chi bộ chủ trì và ghi biên bản hội nghị). Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ hoặc có ý kiến khác nhau (nếu có); hoàn chnh dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; trao đổi với đi tượng kiểm tra làm rõ thêm vê nội dung thm tra, xác minh hoặc xin ý kiến cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên (nếu cần).

- Bước kết thúc gồm 03 nội dung: Đoàn kiểm tra dự thảo thông báo kết luận kim tra, quyết định kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật (nếu có), trình Bí thư, PBí thư chi bộ ký, ban hành. Đại diện chi ủy hoặc Bí thư, PBí thư chi bộ công bố và giao thông báo kết luận kiểm tra, quyết định kỷ luật (nếu có) đến đối tượng kiểm tra và các tố chức, cá nhân có liên quan; báo cáo kết quả kiểm tra và đề nghị thi hành k luật lên cấp trên (nếu ). Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; kiến nghị, đề xuất với chi ủy, chi bộ (nêu c); lập và lưu trữ hồ sơ; chi bộ phân công đảng viên theo dõi, đôn đốc, giám sát đối tượng kiểm tra thực hiện thông báo kết luận kiểm trạ, quyết định kỷ luật (nếu có).

(4) Quy trình giải quyết tố cáo

- Bước chuẩn bị gồm 02 nội dung: Thành lập Đoàn giải quyết tố cáo và xây dựng quyết định, kế hoạch giải quyết tố cáo. Đoàn kim tra nghiên cứu đơn tcáo, căn cứ nội dung đơn và kết quả làm việc với đối tượng tố cáo để xây dựng đ cương yêu cu đối tượng bị tố cáo báo cáo giải trình; lịch làm việc ca Đoàn và phân công nhiệm vụ từng thành viên trong Đoàn; chuẩn bị các văn bản, tài liệu liên quan.

- Bước tiến hành gồm 05 nội dung: Họp chi bộ để Đoàn kiểm tra triển khai quyết định, kế hoạch giải quyết tố cáo, thống nhất lịch làm việc với đối tượng bị tố cáo. Yêu cầu đối tượng bị tố cáo chuẩn bị báo cáo theo đề cương, cung cp các hồ sơ, tài liệu; các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện. Đối tượng bị tố cáo báo cáo giải trình bằng văn bản và các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi Đoàn kiểm tra. Đoàn kiểm tra thẩm tra, xác minh. Tổ chức hội nghị chi bộ. Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ hoặc có ý kiến khác nhau (nếu có), trao đổi với đi tượng bị tố cáo và đại diện chi bộ về nội dung thẩm tra, xác minh hoặc xin ý kiến y ban kiểm tra của cấp ủy cấp trên (nếu cần); hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kết quả giải quyết tố cáo.

- Bước kết thúc gồm 03 nội dung: Đoàn kiểm tra dự thảo Thông báo kết luận gii quyết tố cáo, Quyết định kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đi với đi tượng bị tố cáo (nếu có), trình Bí thư, PBí thư chi bộ ký, ban hành. Đại diện chỉ ủy hoặc Bí thự, PBí chi bộ công b và giao thông báo kết luận giải quyết t cáo và quyết đnh kỷ luật (nếu có) đến đối tượng bị tố cáo và các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc triển khai thực hiện quy trình thi hành kỷ luật (nếu có). Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiêm; kiến nghị, đề xuất với chi ủy, chi bộ (nếu có); lập và lưu tr h sơ; chi bộ phân công đng viên theo dõi, đôn đốc, giám sát đối tượng bị tố cáo thực hiện thông báo kết luận giải quyết tố cáo, quyết đinh kỷ luật (nếu có).

(5) Quy trình thi hành kỷ luật đảng

- Bước chuẩn bị gồm 02 nội dung: Thành lập Đoàn kiểm tra và xây dựng quyết định, kế hoạch thi hành kỷ luật. Đoàn kiểm tra xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng vi phạm báo cáo kiểm điểm; lịch làm việc của đoàn và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong đoàn; chuẩn bị các văn bản, tài liệu có liên quan.

- Bước tiến hành gồm 05 nội dung: Họp chi bộ để Đoàn kiểm tra triển khai quyết định, kế hoạch thi hành kỷ luật, thống nhất lịch làm việc với đối tượng vi phạm. Yêu cầu đối tượng vi phạm chuẩn bị báo cáo kiểm điểm theo đề cương gợi ý, cung cấp các hồ sơ, tài liệu; các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện. Đối tượng vi phạm chuẩn bị báo cáo kiểm điểm bằng văn bản và các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi Đoàn kiểm tra. Đoàn kiểm tra thẩm tra, xác minh. Đoàn kiểm tra xây dựng dự tháoo cáo đề nghị thi hành k luật. Tổ chức hội nghị chi bộ.

- Bước kết thúc gồm 04 nội dung: Đoàn kiểm tra dự thảo Quyết định kỷ luật của chi bộ hoặc hoàn chỉnh Báo cáo, Tờ trình đề nghị thi hành kỷ luật, trình Bí thư, PBí thư chi bộ ký, ban hành. Đại diện chi ủy hoặc Bí thư, PBí chi bộ công bố và giao quyết định thi hành kỷ luật cho đảng viên vi phạm. Ghi lý lịch đảng viên: cấp ủy qun lý hồ sơ đảng viên phải ghi rõ nội dung và hình thức kỷ luật vào lý lịch đảng viên. Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; kiến nghị, đề xuất với chi ủy, chi bộ (nếu có); lập, lưu trữ hồ sơ; phân công đảng viên theo dõi, đôn đốc, giám sát đối tượng vi phạm chấp hành quyết định thi hành kỷ luật.

 

* Đối với quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với đảng viên của đảng ủy cơ sở, ban thường vụ đảng ủy cơ sở theo Quyết đinh sổ 616-QĐ/TU ngày 28/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy) cũng đã quy định chi tiết trong 03 bước để thực hiện:

- Bước chuẩn bị gồm 03 nội dung: Căn cứ đơn khiếu nại quyết định kỷ luật đảng, kết quả làm việc với đảng viên khiếu nại; đảng viên được phân công đề xuất, báo cáo (bằng văn bàn) với thường trực đảng ủy: Tóm tắt nội dung khiếu nại; kế hoạch và thành viên đoàn giải quyết khiếu nại. Thường trực đảng ủy xem xét, ban hành quyết định, kế hoạch giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng. Đoàn kiểm tra căn cứ nội dung đơn khiếu nại để xây dựng kế hoạch, lịch làm việc; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn; chuẩn bi văn bản, tài liệu liên quan phục vụ việc giải quyết khiếu nại.

- Bước tiến hành gồm 05 nội dung: Đoàn kiểm tra làm việc với tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật để triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra; thống nhất lịch làm việc và yêu cầu cử cán bộ phối hợp; đồng thời nghe tổ chc đảng báo cáo và cung cấp hồ sơ thi hành kỷ luật, các tài liệu có liên quan. Đoàn kiểm tra tiến hành thẩm tra, xác minh. Tổ chức hội nghị. Đoàn kiểm tra thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ hoặc có những ý kiến khác nhau giữa đối tượng khiếu nại với t chức đng đã quyết định kỷ luật (nếu có); hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại; báo cáo xin ý kiến thường trực đảng ủy trước khi trình ban chấp hành đảng bộ cơ s, ban thường vụ đảng ủy cơ sở. Đoàn kiểm tra báo cáo thường trực đảng ủy xem xét, quyết định thành phần, thời gian trình hội nghị ban thường vụ đảng ủy cơ sở hoặc ban chấp hành đảng bộ cơ sở; gửi báo cáo kểt quả gii quyết khiếu nại kỷ luật đến các đồng chí y viên ban thường vụ đảng ủy cơ sở trước cuộc họp ít nhất 03 ngày làm việc hoặc gửi các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ s trước cuộc họp ít nhất 05 ngày làm việc theo thẩm quyền giải quyết.

- Bước kết thúc gồm 03 nội dung: Hội nghị ban thường vụ đảng ủy cơ sở (ban chấp hành đảng bộ cơ s) xem xét, quyết định hình thửc kỷ luật: Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả giải quyết tại hội nghị, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, trường hợp thuộc thẩm quyền của ban chấp hành đảng bộ cơ s thì đoàn kiểm tra báo cáo ban thường vụ đảng ủy cơ sở cho ý kiến chỉ đạo trước khi trình ban chấp hành đảng bộ cơ sở. Đại diện ban thưng vụ đảng ủy cơ sở, ban chấp hành đảng bộ cơ sở thông báo hoặc ủy quyền cho đoàn kiểm tra hoặc tổ chức đảng có thẩm quyền thông báo quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đến đối tượng khiếu nại và tổ chức đảng có liên quan (trường hợp cần thiết có thể triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bn theo đường công văn). Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghim; lập hồ sơ và nộp lưu trữ theo quy định. Giao y ban kiểm tra đảng ủy giám sát việc chấp hành Kết luận, Quyết định giải quyết khiếu nại của ban chấp hành đảng bộ cơ sở hoặc ban thường vụ đảng ủy cơ sở.

Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Sở Nội vụ trân trọng giới thiệu.

Tác giả: Chu Thị Luyến, Thanh tra Sở Nội vụ

 

image advertisement







image advertisement

image advertisement




 Bản quyền thuộc Sở Nội vụ tỉnh Sơn La.

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 9 tầng - Khu Trụ sở HĐND - UBND - UBMTTQVN tỉnh và một số Sở, ban, ngành của tỉnh. Phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lương Thị Như Hoa - Giám đốc Sở


ĐT: Văn phòng sở (0212).3752.630 - Phòng CCHC (0212).3751.890 FAX: (0212).3855.743 
E-mail: snv@sonla.gov.vn - Website:http://sonoivu.sonla.gov.vn
Được thiết lập theo Giấy phép hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp số: 06/GP-TTĐT ngày 19/6/2019 của Sở Thông tin và Truyền thông.
 Chung nhan Tin Nhiem Mang